Nhân 91 năm Ngày truyền thống Ngành xăng dầu Việt Nam (13/3/1928 – 13/3/2019), ông Phạm Đức Thắng - Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/PLX) đã dành cho Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương buổi trò chuyện về Người công nhân xăng dầu Petrolimex. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc trò chuyện này.
Công nhân xăng dầu cũng là một người lính
Phóng viên (PV): Xin ông hãy chia sẻ những nét chính và ý nghĩa về sự ra đời của Ngày 13/3.
Ông Phạm Đức Thắng:
Tổng giám đốc Petrolimex Phạm Đức Thắng |
13/3 hàng năm là dịp để các thế hệ CBCNV-NLĐ ôn lại và tự hào về thành tích vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; thông qua đó giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động sản xuất vì sự phát triển của ngành, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vững bước hội nhập quốc tế.
Trải qua 91 năm, CBCNV-NLĐ Petrolimex các thế hệ đã lưu giữ, tổng hợp và tái hiện sự kiện lịch sử qua nhiều bài viết, phim, tài liệu…sinh động và cụ thể mà công chúng và bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc, xem, nghiên cứu trên trang web của chúng tôi tại địa chỉwww.petrolimex.com.vn.
Để có cái nhìn tổng quan, tôi xin phép chia sẻ ngắn gọn câu chuyện về ngày này theo Quyết định 212/QĐ-TTg ngày 15/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đưa ta ngược dòng lịch sử trở về mốc khởi điểm là sự kiện Cuộc bãi công của công nhân Sở dầu Thượng Lý (Hải Phòng) ngày 13/3/1928.
Cùng với sự xâm lược của Pháp, tư bản xăng dầu phương Tây xuất hiện ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX và lựa chọn cảng Nhà Bè (Sài Gòn) và Thượng Lý (Hải Phòng) làm tổng kho. Từ đây, thế hệ công nhân xăng dầu đầu tiên ở Việt Nam đã xuất hiện.
Có thể nói, đây là thế hệ công nhân sớm giác ngộ cách mạng, càng gian khổ, càng bị áp bức, họ càng yêu nước và căm thù giặc, do đó, thường xuyên bãi công, biểu tình. Đỉnh điểm là ngày 13/3/1928, tại Sở Dầu Thượng Lý (Hải Phòng), dưới sự lãnh đạo của các chiến sỹ cộng sản tiêu biểu như đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Lương Khánh Thiện, Nguyễn Thanh Bình… các công nhân xăng dầu bãi công thắng lợi vang dội.
Đây được xem là một dấu son chói lọi, mở đầu truyền thống bất khuất của công nhân xăng dầu.
Ngày 13/3 hàng năm được chọn là "Ngày truyền thốngcủa ngành Xăng dầu Việt Nam" là vì thế.
Và, Sở Dầu Thượng Lý cũng chính là “địa chỉ đỏ” – cái nôi truyền thống của công nhân xăng dầu Việt Nam.
PV: Theo ông, đâu là điểm “gặp gỡ” giữa công nhân xăng dầu “xưa” và “nay”?
Ông Phạm Đức Thắng:
Khái quát về lịch sử phát triển ngành Xăng dầu Việt Nam và vai trò của công nhân xăng dầu Việt Nam, có thể chia thành 2 giai đoạn lớn: (1) Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và (2) sự ra đời, phát triển của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử ấy, ngành xăng dầu có nhiều biến động, thay đổi, phát triển cùng đất nước; trong đó, người lính – người công nhân xăng dầu là nhân tố quan trọng, luôn thể hiện rõ nét tính cách mạng và lòng yêu nước.
Tôi cho rằng, đó là điểm “gặp gỡ”, hay nói cách khác là điểm “hội tụ” của con người xăng dầu.
Thời chiến, mỗi công nhân xăng dầu thực sự là một người lính trung dũng, kiên cường, “quý xăng như máu”, luôn có mặt và đóng góp ở vị trí xứng đáng trong đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam.
Tại Petrolimex, tổng kết thành tích đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 8 đơn vị thành viên của Petrolimex và danh hiệu Anh hùng Lao động cho đồng chí Lê Văn Thiêm - Chủ nhiệm Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh.
Thời bình, bản lĩnh cách mạng của mỗi người công nhân xăng dầu tiếp tục phát huy mạnh mẽ, vượt qua khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ phân tán chuyển sang tập trung, cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sống nhân dân, đáp ứng yêu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
Bản lĩnh ấy được Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho đồng chí Nguyễn Bá Hựu - Giám đốc Tổng kho Xăng dầu Đức Giang.
Giai đoạn đổi mới và hội nhập theo đường lối của Đảng và Nhà nước, tính cách mạng thể hiện ở hành động dám nghĩ, dám làm, luôn đi đầu trong đổi mới, sáng tạo.
Không dám nghĩ, dám làm, đối thủ sẽ vượt lên, mất thị phần kinh doanh, mất niềm tin của người tiêu dùng, nghĩa là thất bại. Không đổi mới & sáng tạo thì không thể hội nhập, càng không thể “tiến xa”.
Người lao động Petrolimex "Ở đâu cũng là một", sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ
Trong cuộc sống, có nhiều lý do, hoàn cảnh dẫn chúng ta đến với một công việc. Nhưng để gắn bó, để cống hiến cho một nghề vất vả như xăng dầu thì phải có bản lĩnh và tình yêu nghề cháy bỏng.
Yêu nghề là một cách thể hiện lòng yêu nước; đặc biệt đối với nghề được coi là mạch máu năng lượng quốc gia.
Nhắc nhớ lại câu chuyện lịch sử khi Tổng Công ty Xăng dầu mỡ - tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ngày nay tiếp quản, khôi phục Sở dầu Thượng Lý, người đăng ký làm việc rất nhiều nhưng làm ở Sở Dầu thì ai cũng “sợ” vì cho rằng công nhân ở đây rất vất vả. Vì thế, nhiều người trong ngành phải vận động con em vào xăng dầu để giữ nghề của cha ông.
Thế nhưng, đến khi theo nghề rồi, ai cũng “ở lại” và gắn bó lâu dài. Truyền thống từ ông, cha được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành dòng chảy không ngừng.
Cùng chung tình yêu nghề thì người cũng yêu người, cả tập thể sẽ vững mạnh nhờ tinh thần đoàn kết. Ai cũng nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, thi đua để cùng lan tỏa, nhân rộng những nỗ lực ấy vì sự phát triển chung của cả ngành. Người người cùng thi đua, cả tập thể thi đua. Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước.
Điểm “gặp gỡ”, “hội tụ” ấy trở thành giá trị cốt lõi, hòa quyện trong tính cách của người công nhân xăng dầu như tính cách của một thương hiệu Petrolimex - “Trách nhiệm – nhiệt huyết – lạc quan – tin cậy”, đầy tự hào vững bước “tiến xa hơn”.
Phát huy sức mạnh truyền thống “để tiến xa hơn”
Mời Quý vị xem tiếp tại đây